Hát Xoan Phú Thọ là một trong các di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của nhân loại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của loại hình nghệ thuật này. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Hát Xoan là gì?
Hát Xoan thuộc loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tập quán thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình, là lối hát thờ thần, thường được tổ chức vào mùa xuân để chào đón năm mới.
Hát Xoan khi trình diễn đầy đủ sẽ có 3 chặng hát:
- Hát thờ – tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước
- Hát nghi lễ – ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng thông qua 14 làn điệu khác nhau (còn có tên gọi là quả cách)
- Hát Hội – lối hát giao duyên, bày tỏ khát vọng cuộc sống, tình yêu đôi lứa với những làn điệu đậm chất trữ tình vui nhộn qua hình thức hát đối đáp giữa các Đào, Kép và nam thanh nữ tú.
Top 10 bài hát Xoan Phú Thọ hay nhất mọi thời đại
- Nhập tịch mời Vua (Phường Xoan Phù Đức)
- Giáo trống – Giáo pháo (Phường Xoan Phù Đức)
- Thơ Nhang (Phường Xoan Kim Đới)
- Đóng Đám (Phường Xoan Thét)
- Trống Quân (Phường Xoan An Thái)
- Xin Huê – Đố Huê (Phường Xoan Kim Đới)
- Đố Chữ (Phường Xoan Thét)
- Hát Đúm (Phường Xoan Phù Đức)
- Bỏ Bộ (Phường Xoan An Thái)
- Hát Bợm Gái (Phường Xoan Kim Đới)
Đặc điểm của hát Xoan
Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng
Nội dung của Hát Xoan Phú Thọ phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng và thờ lúa nước của người dân Văn Lang. Nghi lễ hát thờ, hát quả cách trước bàn thờ thành hoàng để thể hiện lòng thành kính mời vua về dự lễ hội và phù hộ cho dân làng mùa màng bội thu, dân chúng mạnh khỏe, an khang ninh thịnh vượng.
Như vậy Hát Xoan là dân ca bản địa, hình thành từ chính cuộc sống sản xuất của nông dân trồng lúa nước thời i Văn Lang, phản ánh tín ngưỡng và ước vọng của người Việt cổ xưa. Khi Nho giáo du nhập cùng tín ngưỡng thờ thành hoàng xuất hiện, Hát Xoan còn mang thêm thiên hướng Nho giáo, vua Hùng được tôn làm thành hoàng, Thánh vương, Thánh tổ bảo trợ cuộc sống nhân dân. Nhờ vậy tín ngưỡng thờ vua Hùng ngày càng được khẳng định và nâng cao trong Hát Xoan, trường tồn trong lòng xã hội nông nghiệp Việt Nam.
Hát Xoan có giá trị nghệ thuật độc đáo
Hát Xoan là loại hình nghệ thuật có đa yếu tố: múa, hát,thơ, âm nhạc, trình diễn sân khấu. Trong đó yếu tố quan trọng nổi bật nhất là âm nhạc và múa, được kết hợp hài hòa với nhau. Nếu so sánh với loại hình dân ca khác mang tính tín ngưỡng như ca trù, quan họ, chèo tàu ta thấy Hát Xoan có nhiều điểm tương đồng nhưng phong phú hơn rất nhiều bởi sự kết hợp từ các yếu tố nghệ thuật đa dạng.
Xoan là nghệ thuật diễn xướng và ca múa, cốt truyện giống như chèo và tuồng nhưng Xoan không chỉ là nghệ thuật của thính giác. Người ta không chỉ nghe Xoan mà còn “xem” Xoan, xem các đào xoan múa.
Nghệ thuật Hát Xoan được bắt đầu mở ra trong phần hát hội. Không gian diễn xướng không chỉ trước bàn thờ mà còn các gian bên và thậm chí ngoài sân đình. Nội dung chuyển dần từ hát thờ rồi sang hát giao duyên giữa nam nữ và nhiều nội dung khác, thậm chí hát cả phú, lý. Với tiết tấu âm nhạc phong phú và sinh động hơn gồm cả múa, hát, trò chơi… Sự phát triển về cả không gian và nội dung, hình thức biểu diễn càng thu hút nhiều thành phần hào hứng tham gia diễn xướng. Khi thưởng thức hát xoan qua những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như cục đẩy công suất hay loa hội trường chất lượng, bạn sẽ cảm nhận được hết những tinh túy trong lời bài hát.
Hát Xoan là quá trình sáng tạo và có sức sống mãnh liệt
Ban đầu Hát Xoan được nhân dân tự sáng tạo và nghệ thuật hóa ước vọng của mình thông qua lời ca và điệu múa. Mỗi phường hát Xoan có những cách trình diễn khác nhau mang đặc trưng riêng của mỗi làng. Sự sáng tạo này mang tính cộng đồng và mang tính chất dân gian cao; lời ca và điệu múa của hát Xoan không có tác giả mà được tạo nên qua cuộc sống lao động và xuất phát từ nhu cầu đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Hát Xoan là hoạt động nghệ thuật mang tính cộng đồng cao
Hát Xoan là sản phẩm sáng tạo của toàn cộng đồng, được phát triển phong phú qua thời gian và được cộng đồng bảo vệ gìn giữ. Đây chính là nghệ thuật cộng đồng, do chính cộng đồng tự thể hiện, phục vụ cho chính đời sống tinh thần của người dân.
Nội dung Hát Xoan không chỉ đơn thuần là hát thờ mà còn rất phong phú, phù hợp và đáp ứng được mọi nhu cầu giải trí của nhân dân. Vì vậy hát Xoan luôn được cộng đồng đón nhận, thực hành và gìn giữ từ năm này qua năm khác.
Về nghệ thuật trình diễn, không giống như các di sản khác do cá nhân trình diễn, Hát Xoan luôn có lối trình diễn tập thể. Trong mọi chặng hát từ hát thờ cho tới các quả cách và phần hát hội đều được tốp đào kép trình diễn. Bên cạnh đó hát Xoan cũng mang giá trị lòng yêu nước, kết nối cộng đồng dân tộc và giá trị tâm linh sâu sắc. Cộng đồng đã đem nghệ thuật Hát Xoan để bày tỏ niềm tin tín ngưỡng đối với Vua Hùng và các vị thành hoàng, với mong ước cho dân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hát Xoan Phú Thọ, hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.